Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Bảo trì năng suất toàn diện - Total Productive Maintenaince

1. Ðịnh nghĩa bảo trì năng suất toàn diện
TPM là chữ viết tắt của Total Productive Maintenaince - Bảo trì năng suất toàn diện.
TPM đã phá rào cản hoặc ranh giới giữa bộ phận bảo trì và bộ phận sản xuất trong một công ty. Một tư tưởng về “chúng tôi tạo dựng, các anh đập đổ” đã bị loại bỏ hoàn toàn khi TPM được áp dụng có hiệu quả. Khỏi cần bàn cãi, điều này sẽ mang lại những lợi ích khổng lồ trong sản xuất. Bên cạnh đó về phương diện cải tiến liên tục, TPM đã loại bỏ sự tự mãn trong một tổ chức, đề cao ý thức cao về mục tiêu. Mục tiêu đó là những cố gắng để đạt tới tình trạng hư hỏng của thiết bị bằng không. Vì vậy năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng sẵn sàng của thiết bị đạt mức cao nhất.
2. Triết lý của TPM
  • Tạo ra một hệ thống nâng cao hiệu suất toàn bộ bằng cách phối hợp làm cực đại hiệu suất của hệ thống sản xuất.
  • Hình thành các hệ thống phòng ngừa các tổn thất xảy ra trong sản xuất và tập trung vào sản phẩm cuối cùng. Các hệ thống này nhằm đạt được “không tai nạn, không khuyết tật, không hư hỏng” trong toàn bộ chu kỳ hoạt động của hệ thống sản xuất.
  • Đạt được các tổn thất bằng không thông qua hoạt động của các nhóm nhỏ 5S: Seiri (Sàng lọc); Seiton ( sắp xếp); Seiso (sạch sẽ); Seiketsu (săn sóc); Shitsuke (sẵn sàng).
  • Áp dụng trong toàn bộ các phòng, ban, bộ phận như sản xuất, thiết kế, phát triển và hành chính.
3. Mục tiêu của TPM là:
Mục tiêu tối đa hóa hiệu quả của thiết bị sản xuất về mặt hiệu suất và khả năng sinh lợi.
  •  Không có sự cố dừng máy (Zero Breakdow)
  •  Không có hao hụt (Zero Waste)
  •  Không có phế phẩm (Zero Defect)
  •  Nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần doanh nghiệp (High Moral & Business Ownership).
4. Lợi ích của TPM
Lợi ích trực tiếp
  •  Tăng năng suất
  •  Giảm phế phẩm
  •  Giảm hao hụt và chất thải
  •  Giảm lưu kho
  •  Giảm tai nạn lao động
  •  Giảm chi phí sản xuất và bảo trì
Lợi ích gián tiếp
  •  Nâng cao sự tự tin và năng lực
  •  Cải thiện môi trường làm viêc
  •  Cải tiến kỹ năng và kiến thức
  •  Tăng tính sáng tạo và tinh thần làm việc
  •  Tăng khả năng cạnh tranh.
5. TPM bao gồm 8 hoạt động chính sau đây: 
1. Autonomous Maintenance - Bảo trì tự quản: 
Người vận hành máy biết sửa chữa, bảo trì máy ở một mức độ nhất định. Điều này giúp người vận hành hiểu hơn về quan hệ giữa máy móc và chất lượng, biết sơ nét về kết cấu và chức năng của máy, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định từ đó phát hiện và chẩn đoán chính xác mọi bất thường của máy cũng như cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.
2. Planned Maintenance - Bảo trì có kế hoạch:
“Không có máy móc hư hỏng, chỉ có máy móc không được bảo trì tốt” vì thế phòng hư hơn chữa hỏng, có kế hoạch cụ thể tránh các lỗi lặp lại, tăng tuổi thọ máy, giảm thời gian sửa chữa và chi phí bảo trì.
3. Quality Management - Quản lý chất lượng: 
Xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối và hậu mãi, đưa ra hệ thống khắc phục và phòng ngừa. 
4. Focus Improvement - Cải tiến có trọng điểm: 
Tập trung cải tiến những vấn đề có tính quan trọng then chốt trước.
5. Training & Education - Huấn luyện và đào tạo: 
Việc huấn luyện, đào tạo nên được thục hiện thường xuyên và nghiêm túc để cung cấp những kiến thức cần thiết và nhận thức rõ tầm quan trọng của TPM
6. Safety & Health - An toàn và sức khoẻ: 
Nhấn mạnh đến an toàn của người vận hành thiết bị. Bên cạnh việc nâng cao năng suất và chất lượng thì việc chú trọng an toàn lao động là điều vô cùng cần thiết.
7. Support Systems - Hệ thống hỗ trợ: 
Các hoạt động phục vụ cho TPM của các bộ phận sản xuất gián tiếp rất quan trọng… nhiệm vụ của họ là thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, phục vụ các nhu cầu khác của sản xuất.
8. Initial Phase Management - Quản lý từ đầu:
Tìm cách phát hiện lỗi ngay từ đầu để tăng hiệu quả cho quá trình sản xuất. 
Đến với khóa học "Bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất" của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM để cùng với các chuyên gia SAM chia sẻ về những phương pháp hữu hiệu trong công tác bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất đồng thời lên kế hoạch bảo trì máy móc đúng kì hạn để đạt được hiệu quả cao nhất.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178848 - 35 178849


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn

Tổng kết lớp “Bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất” tại ACECOOK Bình Dương 25,26/06/2016

Với quan niệm “Không có máy móc bị hư hỏng, chỉ có máy móc không được bảo trì tốt”, nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc, ACECOOK Bình Dương kết hợp cùng Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM tổ chức Khóa học “Bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất” trong 2 ngày 25,26/06/2016.
Nhiều người cho rằng học bảo trì, bảo dưỡng máy móc sẽ khô khốc, nhàm chán…nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm khi nhìn thấy “lửa” trong bài giảng của Thầy Nguyễn Thanh Bình, chuyên gia trong lĩnh vực với 20 năm kinh nghiệm làm việc tại tập đoàn Nhật Bản và hiện đang là Giám đốc nhà máy của tập đoàn Vietnam Toray Fibers (Bình Dương). Bằng kinh nghiệm dày dặn, vốn sống phong phú cùng khiếu hài hước của Thầy Bình, các anh chị được trận cười nghiêng ngả và tiếp thu kiến thức trong tâm thế vô cùng thoải mái.
Bên cạnh việc lĩnh hội các kiến thức thông qua lời giảng của Thầy, các anh chị còn được chia nhóm, tự tin việc rất hăng say để thể hiện quan điểm từng cá nhân.
Các anh chị rất chăm chú thực hiện các bài tập tình huống thực tế trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị sản xuất mà thầy giao.
Để không khí lớp học sinh động, sôi nổi hơn, Thầy Bình tổ chức trò chơi nho nhỏ vừa giúp anh chị giải tỏa căng thẳng vừa luyện trí não giúp anh chị cười giòn tan, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ.
Anh Võ Minh Tân- tổ trưởng tổ cơ điện Mì chia sẻ:
“Tôi cảm thấy rất thích thú với buổi học này. Lúc đầu tôi nghe đến đi học bảo trì bảo dưỡng thì cũng hơi ngán. Việc ngày nào mình cũng làm, quen quá rồi, học thêm chi nữa. Nhưng thật bất ngờ vì nhờ những kiến thức mới mẻ và những tình huống thực tế, tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn nữa. Tôi tâm đắc 3 vấn đề: Một là phòng hư hơn sửa hỏng. Hai là cải tiến liên tục cho các thiết bị. Ba là phải phối hợp toàn diện với các phòng ban khác và người sử dụng thiết bị."
Sau 2 ngày học tập, các anh chị được trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Hy vọng với những kiến thức và phương pháp hữu ích cho công tác “Bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất”, phần nào giúp anh chị làm việc khoa học hơn, dễ dàng hơn và đặc biệt là đem lại hiệu quả cao hơn.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178848 - 35 178849


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn